Thống kê cho thấy, đến hết tháng 10/2022, đã có 84 đơn vị gồm 62 địa phương và 22 bộ, ngành triển khai giải pháp phòng chống mã độc tập trung và kết nối chia sẻ thông tin về mã độc với NCSC. Số lượng đơn vị đã triển khai giám sát an toàn thông tin và kết nối chia sẻ dữ liệu giám sát với NCSC đến nay là 87, gồm 63 tỉnh, thành phố và 24 bộ, ngành.
Đáng chú ý, qua kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận 517.627 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng botnet (còn gọi là mạng máy tính ma – PV) trong tháng 10/2022, giảm 2,49% so với tháng 9/2022. Số lượng địa chỉ IP của các cơ quan tổ chức nằm trong mạng máy tính ma là 224.
Như vậy, trong các tháng đầu năm nay, số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma đã liên tục giảm, từ 879.342 địa chỉ trong tháng 1 xuống 704.939 trong tháng 6 và con số này trong tháng 10 là 517.627 địa chỉ.
Kết quả trên có được một phần là nhờ vào việc Bộ TT&TT đã phát động triển khai chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng trong các năm 2020 và 2022. Những chiến dịch này đã và đang huy động được sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam và duy trì bền vững các kết quả đạt được.
Cũng trong báo cáo kỹ thuật mới phát hành, Cục An toàn thông tin tiếp tục chia sẻ thông tin về điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên máy tính của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Cụ thể, trong tháng 10 vừa qua, hệ thống kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận có 1.768 điểm yếu, lỗ hổng bảo mật tại hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Nhấn mạnh số lượng điểm yếu, lỗ hổng nêu trên là rất lớn, Cục An toàn thông tin còn cho biết đã chỉ đạo NCSC triển khai đánh giá, xác định lỗ hổng nguy hiểm, có ảnh hưởng trên diện rộng và hướng dẫn các bộ, ngành khắc phục.
Đặc biệt, theo Cục An toàn thông tin, có một số lỗ hổng đã và đang được các nhóm tấn công lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích APT. Cơ quan này còn điểm ra 5 lỗ hổng vẫn tồn tại trong nhiều máy của các cơ quan, tổ chức chưa được xử lý như CVE-2019-0708, CVE-2020-0655, MS14-019, CVE-2015-0009 và MS17-010.
“Nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, đề nghị đơn vị chuyên trách về CNTT, An toàn thông tin tại cơ quan, tổ chức rà soát xác định và tiến hành vá các lỗi trên hệ thống của đơn vị mình”, Cục An toàn thông tin khuyến nghị.
" alt=""/>Phát hiện hơn 1.700 điểm yếu, lỗ hổng bảo mật trong hệ thống cơ quan nhà nướcNhạc sĩ Huy Tuấn cũng tiết lộ thêm: “Hiện chúng tôi cũng đang phối hợp chắt chẽ với quản lý, ban nhạc và nghệ sĩ Babyface để có thể có được lộ trình phù hợp cho việc tập luyện.
Với Ngọc Mai, cô đang nỗ lực rèn giũa để có thể có phần trình diễn tốt nhất. Đây là cơ hội hiếm có để khi được trình diễn trên sân khấu cùng với huyền thoại lớn của âm nhạc thế giới, điều mà nhiều nghệ sĩ tên tuổi thế giới mơ ước
Ngoài Ngọc Mai, Babyface, Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô diễn ra tại TP.HCM quy tụ dàn nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia như: Alastair Moock - Đề cử Grammy, Ricky Kej - chủ nhân 2 tượng vàng Grammy, Johnny Stimson - chủ nhân bản “hit” Smile, Tùng Dương, Uyên Linh, Văn Mai Hương, Soobin Hoàng Sơn, Đông Nhi, Vũ Cát Tường,...
Uyên Linh, Văn Mai Hương sẽ đồng hành cùng những nhạc công hàng đầu Việt Nam là Anh Quân, Hoài Sa, Đức Trí, Võ Thiện Thanh, Lê Thanh Tâm, Quốc Bình, Hồng Kiên. Soobin Hoàng Sơn sẽ mang nguyên band cùng mình thăng hoa tại liveshow Kosmiklên sân khấu. Đông Nhi cũng đã sẵn sàng cùng band nhạc Màu nước. Tùng Dương sẽ cùng Crystal Band “bùng cháy”.
Nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ thêm: “Đối với nghệ sĩ quốc tế, bất kể đó là một nghệ sĩ Grammy tên tuổi hay một nghệ sĩ trẻ, người nghệ sĩ trình diễn tại HOZO là những nghệ sĩ đặt nhiều tâm huyết vào nghề.
Babyface - Every time I close my eyes:
Mỹ Trang
" alt=""/>Osen Ngọc Mai được xác nhận song ca cùng tượng đài âm nhạc thế giới Babyface